Thursday, October 18, 2012

[The Big Picture] Mùa Thu đến (P2) Thảo luận trong 'Tin tức, Đánh giá' bắt đầu bởi levuongthinh, 17/10/12 at 15:23.

Trong văn hóa phương Tây, người ta nhân cách hóa mùa Thu như là một người đàn bà đẹp, khỏe mạnh được trang điểm bằng các loại rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Phần lớn các nền văn minh cổ đại đều đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa Thu, thông thường là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ. Vẫn còn tiếng vang trong số các lễ hội này là: Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) vào cuối mùa Thu ở Mỹ và Canada, lễ hội Sukkot của người Do Thái, nhiều lễ hội của thổ dân Bắc Mỹ gắn liền với các thức ăn từ các loại cây quả đã chín thu hoạch được từ tự nhiên hay Tết Trung thu của người Việt Nam... Tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu này là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Mời các bạn cùng xem một số hình ảnh ghi lại trong mùa Thu ở nhiều nơi trên thế giới.

Hai chiếc ghế Adirondack đặt ở một bến tàu nhỏ bên bờ sông Androscoggin mờ sương, ở Turner, Maine, 03/10/2012. Một con hưu Đỏ đực cất tiếng kêu trong một buổi sáng sớm ở công viên Richmond, London, Anh, 10/10/2012. Mùa Thu là mùa giao phố của loài hưu Đỏ, khi các con đực cố gắng cất tiếng kêu thật to để thu hút con cái. Có nhiều cuộc giao tranh đã xảy ra để giành con cái. Một người đàn ông mặc trang phục gấu Bắc Cực nói chuyện với một người khác tại phiên chợ nông sản mùa Thu ở Minsk, 22/09/2012. Người mua khoai tây ở chợ nông sản mùa Thu tại Minsk, 22/09/2012. Một cậu bé chơi đùa với những chiếc lá mùa Thu rơi trên một chiếc xe ô tô đậu ở thành phố Krasnoyarsk, vùng Siberia, LB Nga, 06/10/2012. Một cô gái bước đi trên vỉa hè phủ đầy là vàng mùa Thu ở trung tâm thành phố Minsk, 03/10/2012. Một chiếc lá vàng rơi trên cửa kính xe ô tô trong cơn mưa ở Munich, Đức, 05/10/2012. Một chiếc thuyền buồm chạy trên hồ Leman trong một ngày mùa Thu ấm áp ở Chexbres, Thuỵ Sĩ, 05/10/2012. Chú gấu Bắc Cực con, Anori, vui chơi với Mẹ của nó là Vilma, trong một ngày mưa Thu lạnh giá tại sở thú ở Wuppertal, Đức, 14/09/2012. Một cô gái tận hưởng tiết trời mùa Thu ở hồ Chiemsee, gần Seebruck, miền Nam nước Đức, 08/10/2012. Kim tự tháp “Seepyramide” phản chiếu xuống mặt hồ ở công viên Fuerst-Pueckler ở Branitz, gần Cottbus, miền Đông nước Đức, 25/09/2012. Bá tước Hermann Ludwig Heinrich von Pueckler-Muskau, một quý tộc người Đức nổi tiếng với tình yêu dành cho công việc làm vườn, được chôn cất bên trong kim tự tháp này. Hai chú thiên nga bơi trên sông Spree ở quận Alt-Stralau, nước Đức, 02/10/2012. Một cặp đôi thắp đèn lồng trong đêm Trung Thu ở Hong Kong, 01/10/2012. Một màn múa rồng lửa được trình diễn ở quận Tai Hang, Hong Kong, trong dịp Tết Trung Thu, 29/09/2012. Một bé gái chơi đùa với chú chó của cô trong cánh rừng ở công viên Mariendaal, Arnhem, Hà Lan, 30/09/2012. Một phụ nữ dắt chó đi dạo ngang qua những “tấm thảm” nấm mọc trong khu rừng ở công viên Mariendaal, Arnhem, Hà Lan, 30/09/2012. Một nghệ sĩ đeo mặt nạ chuẩn bị trình diễn các điệu múa truyền thống trong ngày đầu tiên của lễ hội kéo dài một tuần Indra Jatra, ở Kathmandu, Nepal, 27/09/2012. Lễ hội Indra Jatra được tổ chức bởi các người theo đạo Hindu và đạo Phật, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và bắt đầu mùa Thu. Những con tò he được bày bán trong dịp Tết Trung Thu tại khu chợ đồ chơi ở Hà Nội, 25/09/2012. Một cô gái trẻ đẹp được giúp đỡ để bước vào trong chiếc thùng gỗ để ép nho với đôi chân trần trong lễ mừng mùa thu hoạch và chuẩn bị ủ rượu nho mới ở làng Aliman, cách thủ đô Bucharest, Romania, chừng 240km về phía Đông, 28/09/2012. Nhà máy thuỷ điện và con đập Krasnoyarsk bị bao quanh bởi những sắc màu mùa Thu khi lá cây chuyển sang màu đỏ và vàng. Khi mùa Hè qua đi, sắc màu và vẻ đẹp của mùa Thu có thể nhìn thấy được trên những bông hoa dại. Ảnh chụp ở LaPorte, Indiana, 21/09/2012. Mọi người ngồi ăn cơm dưới những chiếc lồng đèn được trang trí tại một nhà hàng ở đảo Penang, Malaysia, nhân dịp Tết Trung Thu sắp đến, 25/09/2012. Một con bướm bay trong khu vườn đầy hoa nở ở Frankfurt an der Oder, miền Đông nước Đức, 20/09/2012. Một chú vịt bơi trong hồ ở công viên Tsaritsino, phía Nam Moscow, Nga, vào một ngày mùa Thu ấm áp, 19/09/2012. Ông Peter Glazebrook, đến từ Newark, chụp ảnh với củ hành tây khổng lồ nặng hơn 8 ký của ông tại Buổi trưng bày hoa quả mùa Thu Harrogate, 14/09/2012, tại Harrogate, Anh. Củ hành tây này đã phá vỡ kỷ lục trước đó cũng do chính ông Glazebrook trồng. Lực sĩ Jonathan Walker, đến từ Harrogate, nâng quả bí ngô nặng gần 55kg, đã thắng giải bí ngôn khổng lồ ở Buổi trưng bày hoa mùa Thu Harrogate, diễn ra hôm 14/09/2012, tại Harrogate, Anh.


mùa đông sắp đến rồi :D
Mùa thu lá rụng
Gió thổi vi vu
Em ngồi trong lu...
Tắm
có cách nào down đc bộ ảnh không ạ?/ :)
Bái bai, ra đi như con tem bị bóc khi xé thư.

Thích mùa Đông nhất rồi đến mùa Thu. Cơ mà miền Nam VN ko có 4 mùa, nắng nóng quanh năm chán quá. Ra Bắc đúng vào dịp thu-đông thích cực. Mặc áo ấm như phim HQ thì thích thôi rồi. Nhớ mùa đông Hà Nội quá đi :(
Bác sẽ rụng như lá mùa thu :p
đẹp quá, ko có ảnh full làm wallpaper à bác chủ
Có ai nhìn kỹ tấm hình số 19 ko nhể? :) Đồ rằng các cô gái phải ko mặc gì hết ngoài cái áo khoác màu trắng và phải là trinh nữ (ko biết có đúng ko :oops:)
ảo vãi thu đến mà có ngay anh gấu bắc cực nhảy vào là sao anh này thích bị lên thớt đó mà :D
Mùa thu đẹp nhưng nhìn cảnh thấy buồn !
Thu.PNG Mùa đẹp nhất trong năm.
Phong cảnh mùa thu ở bắc bán cầu rất đẹp và thi vị.
Mình rất thích loạt bài Big Pictures. Nhưng từ khi Tinhte chuyển đổi giao diện xem ảnh, mình không biết làm sao để copy ảnh và share cho các anh chị ở công ty cùng xem cả, không phải ai cũng vào Tinhte.
Ảnh đẹp quá!
Mặc dù chưa biết mùa thu là gì. Chỉ biết mỗi mùa nắng và mùa mưa :D.
Miền nam là thế.
ảnh rất đẹp!
Vĩnh biệt tem :)
Xem bộ ảnh mà cảm giác lâng lâng. Thu qua thu tới đã bao lần mà ta vẫn vậy :(
rồi mua thu đi qa khi mùa đông đã về chờ mong tin em nhưg sao chẳg thấy. người yêu ơi e có còn yêu anh nữa k mà sao k thấy một lời cho nhau :(( F.A ❤❤❤❤
ảnh đẹp quá :)
có link down không bạn, đẹp thiệt
vĩnh biệt !!!!!!!!!!

Source : feedproxy[dot]google[dot]com

No comments:

Post a Comment