Tuesday, October 23, 2012

Chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn (p.1) Thảo luận trong 'NHIẾP ẢNH - NGHỆ THUẬT CHỤP ẢNH' bắt đầu bởi tuan_lionsg, 24/10/12 at 12:39.

Chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên là một thể loại được nhiều anh em nhiếp ảnh đam mê. Thậm chí, có người còn chọn thể loại này là hướng đi chính trong nghiệp nhiếp ảnh của mình, dù là chuyên nghiệp hay chơi chụp ảnh như một thú tiêu khiển. Thể loại nào cũng có kỹ thuật riêng của nó, thể loại phong cảnh thiên nhiên cũng vậy. Bài viết này chia sẻ và giải thích một số kỹ thuật cần thiết đó, và chỉ mong giúp các bạn mới chơi tìm hiểu cải thiện được ảnh phong cảnh thiên nhiên của mình và sử dụng tốt nhất thiết bị mình đang có.

1.jpg

Độ sâu trường ảnh (Dof)

Một trong những điều quan trọng nhất khi chụp phong cảnh là tạo được chiều sâu ảnh. Thường thì nó bao gồm trục trọng tâm và trên đó có chi tiết ảnh tiền cảnh (ảnh cận cảnh), trung cảnh (cảnh giữa) và hậu cảnh (cảnh quan xa).

Tấm ảnh của bạn @ 639010 tinhte.vn trong topic Phong Cảnh Hà Nội.
Bạn ấy muốn diễn tả mùa cây cối đâm chồi quanh Hồ Gươm. Nên lấy hết khung cảnh cây làm tiền cảnh. Và, cảnh giữa là Tháp Rùa, xem ảnh là nhận ra Hồ Gươm. Xa xa là những hàng cây xanh mát quanh hồ. Tấm ảnh được @ binhpt nhận xét là độ sâu trường ảnh rất tốt. Cảm giác xem ảnh sâu hút.

639010.jpg
http://www.tinhte.vn/threads/552456/ Phong cảnh Hà Nội

Tấm ảnh sau của Cliff Smith. Bãi bùn sau cơn mưa làm tiền cảnh, thung lũng cây xanh và bầu trời mây làm viễn cảnh và tập trung tầm mắt nhìn vào chủ đề trung cảnh. Ảnh có chiều sâu phong cảnh.
3.jpg
Bạn đã tìm góc chếch nguồn sáng mặt trời 45 độ để lấy đường dẫn chéo rất hay. Đặc biệt vị trí các nông dân gặt lúa được đặt vào tiền cảnh, trung cảnh, viễn cảnh xa xa là chân sương sớm với hàng cây mù sương trong ánh bình minh. Tạo nên khung ảnh sâu, có đường dẫn và ánh sáng tương phản giữa hai vùng ruộng đẹp.
2.jpg
Khi bạn lấy nét vào một đối tượng trong khung ảnh, và ảnh chụp được có cảnh vật phía trước và phía sau chủ thể rõ nét. Khoảng cách từ chủ thể chính về phía trước tiền cảnh và về phía sau hậu cảnh được gọi là độ sâu trường ảnh. Độ nét cả trục phía trước, chủ thể, phía sau được kiểm soát bằng việc thiết lập khẩu độ.
Ảnh tuan_lionsg - Ra đồng sớm
5.jpg

Trong khung ảnh, thường thì có nhiều điểm trong trục nét càng tốt. Bạn sẽ đóng khẩu rất nhỏ (chỉ số F càng lớn) để đạt tối đa độ nét. Nhưng có điều khó là cả trường sâu khung ảnh đều nét tối đa thì tạo cảm giác ảnh không có chủ thể nào được nhấn mạnh tạo tập trung khi xem. Nhưng nếu bạn thiết đặt điểm nét vô cực thì các đối tượng ở gần bạn bị mờ (trừ trường hợp cần thiết như vậy tùy hoàn cảnh).
Vậy, làm cách nào?
Chúng ta tìm hiểu 3 tình huống sau:
Tình huống thứ nhất:
Focual point: Điểm lấy nét.
Depth of field: Độ sâu trường ảnh có độ nét mỏng từ cận cảnh đến trung cảnh.
Từ trung cảnh đến viễn cảnh: mờ nhòe. Thường người ta chụp chân dung (mẫu) hay áp dụng cách này (gọi là xóa phông nhòe nhoẹt, hoặc bokeh xoáy).
24bb6c6c364dc8.gif
a.jpg
Hầu hết các máy ảnh số, đặc biệt là máy compact, có chế độ tự động khi chụp phong cảnh là lấy nét vô cực và khẩu độ nhỏ. Nhưng nếu bạn chỉnh thông số bằng tay, việc làm chủ khẩu độ, tốc độ và xác định độ nét chủ thể chính trong trục chiều sâu trường ảnh là rất quan trọng quyết định ý đồ cho ảnh, không đúng thì ảnh sẽ mờ hậu cảnh hoặc nét toàn bộ cũng chưa chắc là tấm ảnh thành công.
Tình huống thứ hai:
Lấy nét vào vô cực.
Độ sâu trường ảnh nét từ vô cực lùi lại gần trung cảnh.
Khu vực cận cảnh (gần máy) mờ nhòe.
24bb6c6c386c98.gif

b.jpg

Giải pháp lý tưởng là lấy nét tay (MF) khi chụp thể loại phong cảnh. Và, lấy nét vào điểm giữa khoảng cảnh của chủ đề điểm làm tiền cảnh, còn khoảng cách xa hơn từ đó về sau là mờ dần.

24bb6caf071f4b.gif
c.jpg
Từ đó, bạn thấy nếu thiết lập thông số nét vô cực, là bạn đã bỏ lỡ rất nhiều chi tiết tiền cảnh thú . Và cũng không phải nhất thiết là khẩu độ bao giờ cũng nhỏ nhất. Một ống kính có tiêu cự 28mm, độ mở f/11 vẫn cho khoảng cách hậu cảnh là 2.4m và vẫn cho ảnh có cảm giác chiều sâu.

Với máy ảnh số, bạn có thể chụp và xem lại ngay bằng LCD, nhưng nếu chụp máy cơ dùng film, tính toán được độ sâu dof cho tấm ảnh phong cảnh là một thú vị. Và, thực hành nhiều sẽ quen, kết quả hình ảnh tốt hơn nhiều.

Ảnh của windylife1 - thành viên tinhte.vn - Phong Cảnh Hà Nội.
windylife1.jpg

Ảnh tuan_lionsg

4.jpg

Còn tiếp....

File đính kèm:

  • 1.jpg
    1.jpg
    File size:
    207 KB
    Xem:
    0
đẹp quá, desktop thôi :D
Thể loại tôi yêu
Quê mình lúc nào cũng đẹp, đep đẹp mê hồn bức ảnh ruộng lúa xanh tươi
Mình thích chụp người hơn. Nhất là người đẹp, mẫu mặc càng ít đồ càng khó chụp vì tay...run :D
cái ảnh công nông đẹp thật
Bài hay quá, tiếp đi bác
Các bác cho mình hỏi, mình dùng nikon D3x thì nên mua tripod nào cho hợp ? Mấy hôm đi xem mấy cửa hàng gần nhà thấy ko ưng được cái nào. Chả thấy cái nào chắc chắn mà hợp ý cả

Source : feedproxy[dot]google[dot]com

No comments:

Post a Comment