Thursday, October 25, 2012

[The Big Picture] Khi robot làm việc và chơi Thảo luận trong 'Khoa học & Công nghệ' bắt đầu bởi levuongthinh, 26/10/12 at 08:41.

Những tiến bộ trong công nghệ chế tạo robot vẫn đang liên tục giúp con người tiến xa hơn trong các lĩnh vực như khám phá vũ trụ, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an ninh, giải trí, phòng vệ hay nhiều thứ khác nữa. Những cỗ máy này – một số hoàn toàn tự động, số khác cần sự điều khiển từ con người – giúp tăng sức mạnh cho con người, cũng như giúp con người khám phá những nơi xa xôi hay quá nguy hiểm. NASA hiện có hàng chục con robot đang làm nhiệm vụ, cùng với các vệ tinh đang bay xung quanh mặt trăng và 4 hành tinh khác, ngoài ra còn có 2 cái khác đang trên đường bay đến tiểu hành tinh Ceres và sao Diêm Vương. Bộ ảnh sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn một cái nhìn khái quát về công nghệ robot trong giai đoạn khởi đầu thế kỷ 21.


Chú robot Legged Squad Support System (LS3) phát triển bởi Defense Advanced Research Projects Agency đang được cho hoạt động thử nghiệm ở Joint Base Myer-Henderson Hall, thuộc pháo đài Myer, Virginia, 10/09/2012. LS3 được phát triển để dùng vào mục đích giúp binh sĩ vận chuyển những món đồ nặng và các thiết bị quân sự qua nhiều địa hình khác nhau. Một con robot có khả năng bơi tự do dưới nước đang làm việc ở dưới lớp băng biển ở phía Đông của Nam Cực. Các nhà khoa học đã tạo ra được bản đồ 3D của bề mặt bên dưới lớp băng ở biển Nam Cực, điều này giúp họ hiểu thêm về tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực này. Kỹ sư người Pháp Christophe Millot và phiên bản mẫu robot Wall-Ye, được thiết kế để giúp cắt tỉa cây nho ở các cánh đồng nho thuộc vùng Pouilly Fuisse, trong một buổi ra mắt báo giới, gần Macon, Pháp, 12/10/2012. Chú robot này có kích thức 50 x 60 cm, có 4 bánh xe và 2 cánh tay kim loại, có 6 camera và cả chip GPS, nó có thể đi lại giữa những hàng cây nho, kiểm tra đất và các cây nho. Chỉ cần được “huấn luyện” thêm một ít nữa, Wall-Ye sẽ có thể giúp cắt tỉa hơn 600 cây nho mỗi ngày, theo người phát minh ra nó, ông đã làm việc trong dự án này hơn 3 năm qua. Một binh sĩ Mỹ phóng chiếc máy bay không người lái Puma lên không trung ở tỉnh Ghazni, Afghanistan, 25/06/2012. Cô Sophie Morgan đi lại với thiết bị hỗ trợ “Rex” tại sự kiện Welcome Trust ở London, Anh, 19/09/2012. Hệ thống Rex cho phép những người đi xe lăn, bao gồm cả những người bị liệt toàn thân, có thể đứng lên và bước đi một cách độc lập. Sophie đã bị liệt sau một tai nạn xe hơi hồi năm 2003. Trên sao Hoả, robot Curiosity của NASA tự chụp ảnh của chính nó - ảnh này cho thấy hệ thống Alpha Particle X-Ray Spectrometer (APXS) của Curiosity, và bề mặt sao Hoả ở phía sau. Hình ảnh bề mặt sao Hoá với nhiều đá và đồi núi chụp lại bởi xe tự hành Curiosity của NASA. Các bạn có thể xem thêm nhiều ảnh về sao Hoả ở đây. Robot Andros F6A mang một chiếc balô nghi có chứa thiết bị nổ trong một buổi diễn tập ở căn cứ không quân Cannon, New Mexico, Mỹ, 20/06/2012. Một chú robot được đặt ngồi trước các nhà sư, khi họ đang cầu nguyện ở lễ bố thí tại Viện công nghệ Ladkrabang của Mongkut, Bangkok, Thái Lan, 19/06/2012. Buổi lễ này được tổ chức để kỷ niệm 2600 năm Đức Phật đắc đạo. Một thiết bị bay không người lái (UAV) được chế tạo bởi công ty Fly-n-Sense của Pháp, bay trên vùng Mont-de-Marsan, Pháp, 12/07/2012. Lính cứu hoả của Pháp đang kiểm nghiệm thiết bị này ở vùng rừng Landes, để nghiên cứu lắp đặt một hệ thống giám sát các trận cháy rừng theo thời gian thực. Bộ 3 bức ảnh cho thấy một chú robot đang múa cột ở gian hàng của hãng Tobit Software trước giờ khai mạc triển lãm CeBIT ở Hanover, Đức, 05/03/2012. Hai chú robot Legged Squad Support System (LS3) đi theo người kỹ thuật viên trong một buổi thử nghiệm ở căn cứ Joint Base Myer-Henderson Hall, Virginia, 10/09/2012. Một chú robot thực hiện các cử chỉ tại hội chợ Ideen Park, ở Essen, Đức, 13/08/2012. Hội chợ này được tổ chức dành cho trẻ em và các thiếu niên bởi công ty thép ThyssenKrupp AG để khích lệ tinh thần nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp theo lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. Phi hành đoàn Expedition 32 trên trạm vũ trụ quốc tế ISS, bay ở độ cao chừng 380km, ghi lại một loạt hình ảnh hiện tượng Nam Cực quang, 15/07/2012. Ảnh cận cảnh của bề mặt mặt trăng của sao Thổ có tên Phoebe, chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA. Người thợ sửa xe đạp điện 49 tuổi đang làm một linh kiện cho chú robot mới chế tạo của anh ở cửa hàng sửa xe tại Shenyang, tỉnh Liaoning, Trung Quốc, 25/06/2012. Anh Wu đã dành hơn 10 ngày để là ra chú robot cao gần 2m từ các linh kiện bỏ đi của xe đạp điện. Chú robot này có thể đi lại và tự bơm xe, hiện vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, theo truyền thông địa phương. Phantom Eye, máy bay không người lái mới của Boeing, được thiết kế để có thể bay trên không trung trong vài ngày, đang thực hiện chuyến ban thử nghiệm đầu tiên ở Trung tâm nghiên cứu bay Dryden của NASA, California, 01/06/2012. Phantom Eye sử dụng nhiên liệu Hydro lỏng, có thể đạt độ cao gần 1.240m với tốc độ khoảng 62 knot, tương đương 115 km/h. Những chú robot với gương mặt của ca sĩ Psy nổi tiếng với điệu nhảy Gangnam trình diễn tại một cuộc thi robot cho tương lai ở Seoul, Hàn Quốc, 17/10/2012. Robot hình người HRP-4C Miim xuất hiện tại cuộc gặp gỡ thường niên giữa Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở Tokyo, 09/10/2012. Pacbot 310, một chú robot gỡ mìn đang hoạt động dưới sự điều khiển của chuyên gia kỹ thuật Andrew B. Clement thuộc quân đội Mỹ ở tiền đồn Honaker-Miracle, miền Đông Afghanistan, 01/08/2012. Anh Lauri Mihkels thuộc đội hỗ trợ kỹ thuật của công ty Fits.me (Estonia) điều chỉnh một chú robot ma-nơ-canh có thể thay đổi hình dáng tại trụ sở ở Tallinn, 27/03/2012. Những chú robot này có thể giúp việc chọn mua đồ thời trang trực tuyến trở nên chính xác hơn. Nó có thể thay đổi hơn 100.000 hình dáng khác nhau, tuy nhiên chỉ khoảng 2.000 hình dáng được dùng cho mục đích thương mại. Chú robot khổng lồ có hình dáng con bọ, Kabutom RX-03, chế tạo bởi kỹ sư người Nhật Bản, Hitoshi Takahashi, được giới thiệu với công chúng ở lễ hội Tsukuba, tại Tokyo, 26/08/2012. Kabutom RX-03 dài 11m, nặng 17 tấn, có thể bò đi với 6 chân, sử dụng động cơ diesel và có thể thổi khói qua lỗ mũi. Các máy hút thuốc lá ở chi nhánh sản xuất thuốc lá ở CH Czech của công ty Philip Morris International Inc. tại Kutna Hora, 28/08/2012. Công ty Textron Inc. trình diễn công nghệ tàu không người lái chạy trên mặt nước (Common Unmanned Surface Vessel – CUSV) tại xưởng của công ty ở New Orleans, 12/04/2012. Công nghệ này sẽ đưa các con tàu vào khu vực chiến sự ở Iraq và Afghanistan để thực hiện các công việc nguy hiểm như dò mìn, kiểm tra dưới nước, thu thập tin tức hay tiếp cận tàu địch. Một chú robot có thân hình mềm dẻo vượt qua một chướng ngại vật. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Harvard tạo ra mẫu robot linh hoạt này có thể di chuyển theo hình sóng, nó có thể len lỏi trong các khu vực chật hẹp. Binh lính Mỹ đi bên cạnh thiết bị dọn đường và mìn có tên Doking tại quận Zharay, tỉnh Kandahar, Afghanistan, trong một cuộc tuần tra. Doking được điều khiển từ xa, không có người lái, dùng cho việc dọn đường và mìn. Alvin Kabwama, một những người thiết kế ra mẫu robot có thể dò và tháo gỡ các thiết bị nổ cố gắng khởi động robot tại khoa kỹ thuật, nghệ thuật thiết kế và viễn thông thuộc trường đại học Makerere, ở Kampala, Uganda, 06/06/2012. Robot được điều khiển từ xa thông qua máy tính và có thể hoạt động trên bề mặt phẳng trong phạm vi chừng 20m. Anh Tim Hemmes bị liệt tứ chi đang vận hành một cánh tay giả với sự trợ giúp của cô Katie Schaffer trong một buổi thử nghiệm ở trung tâm nghiên cứu y khoa thuộc trường đại học Pittsburgh. Hemmes được cấy một con chip lên bề mặt não để có thể đọc được các lệnh di chuyển cánh tay bị liệt của anh ta, sau đó gửi các lệnh đó đến cánh tay giả. Mục đích của việc tạo ra các bộ phận giả điều khiển bằng suy nghĩ này là giúp khôi phục lại khả năng vận động cho người bị liệt. Akie Koh, một nhà tạo mẫu người Nhật Bản, đang trang điểm lại lần cuối cùng cho robot Geminoid F, ở Hong Kong, 28/03/2012. Robot Geminoid F được phát triển bởi phòng thí nghiệm Ishiguro thuộc Đại học Osaka và tổ chức ATR Intelligent Robotics and Communication Laboratories. Một robot có vũ trang điều khiển bởi binh lính Hàn Quốc phá huỷ một quả bom mô hình trong cuộc diễn tập chống khủng bố ở sân bay Incheon, phía Tây Seoul, 29/02/2012. Chú robot có tên “Treebot”, phát triển bởi trường đại học Hong Kong, đang trèo lên một cái cây ở Hong Kong, 20/06/2011. Treebot có bộ kẹp có thể đâm vào vỏ cây và cho phép nó leo lên cây. Kaman K-MAX , một chiếc máy bay trực thăng không người lái hạ cánh xuống doanh trại Bastion, tỉnh Helmand, Afghanistan, 13/10/2012. Robot Octavia phun nước dập tắt đám cháy trong khu vực thử nghiệm ở phòng nghiên cứu hệ thống tự động thuộc trung tâm nghiên cứu Naval, Washington D.C. Hai cánh tay robot mềm như vòi bạch tuộc, được chụp tại Viện nghiên cứu robot sinh học của trường đại học Sant’Anna ở Pisa, Italy, 17/07/2012. Robot Obelix chạy trên đường phố Freiburg, 21/08/2012. Obelix xuất phát từ trường đại học Freiburg lúc 9h45 sáng, và nó tự tìm đường đi đến một toà nhà ở trung tâm Freiburg, cách khoảng 4km. Obelix đã thực hiện hành trình, tránh người trên phố và chướng ngại vật, nó đến đích sau gần 1 tiếng 40 phút.


con robot bọ hung nhìn hay quá
có xem ở youtube rồi, nhung sao lại có chú spy thấy ko thích
Mình ấn tượng nhất là các cánh tay Robot trong các nhà máy sản xuất xe hơi. Nó hàn, lắp ráp...... liên tục mà chính xác đế từng chi tiết. Nhưng thực sự con người mới giỏi vì con người tạo ra Robot !
nhìn ngộ quá ha, chắc độc và lạ lắm đây
NHÌN MẤY CON ROBOT NÀY ẢO QUÁ LẠI CON CÓ CON MUÁ CỘT NỮA CHỨ CHẮC ÔNG SÁNG CHẾ RA CON NÀY MÊ GÁI PHẢI BIẾT :D
tương lai những nhà giàu sẽ có robot giúp việc ấy nhỉ
[IMG]

NHÌN ĐỘC THIỆT !

Robot mà củng biết múa cột kìa !
NHÌN LÊN TRÊN THẤY 2 CÁI BÁNH Ú, CHẮC ĐÂY LÀ ROBOT NỬ QUÁ :D
sao không thấy tosy nhỉ!
Mục đích cuối cùng của robot là phục vụ con người mà!! ^^
ko thấy Hesman do 5 con robot mãnh sư ghép lại nhỉ... :)
Có em này mà cưỡi thì bọn đi SH phải phục mình sát đất :))
[IMG]
nhìn con bọ hung chà bá lửa z mà có 17tấn thui ak, cứ tưởng nó phải tầm 30tấn chứ, có mấy con robot gangnamstyle tếu nhỉ haha
làm sao nó tự sướng được nhỉ ? :eek: [IMG]

Source : feedproxy[dot]google[dot]com

No comments:

Post a Comment